Hội thảo tổ: HÓA SINH

Hội thảo tổ: HÓA SINH với chuyên đề: “PHẦN MỞ BÀI BẰNG VÈ, CA DAO, TỤC NGỮ, BÀI THƠ, BÀI HÁT…..”

Hội thảo tổ: HÓA SINH với chuyên đề:

 “PHẦN MỞ BÀI BẰNG VÈ, CA DAO, TỤC NGỮ, BÀI THƠ, BÀI HÁT…..”

14h00’ ngày 13/12/2018 tại lớp 11A9  các thầy cô giáo trong tổ Hóa Sinh và đại diện học sinh các khối 10, 11 và 12

 đã tổ chức hội thảo : PHẦN MỞ BÀI BẰNG VÈ, CA DAO, TỤC NGỮ, BÀI THƠ, BÀI HÁT…..” và được các 

thầy cô đại diện Ban Giám Hiệu nhà trường và các thành viên các tổ: Toán – Tin, Lí – KTCN, Ngoại Ngữ…. đến dự

Nội dung của hội thảo xoay quanh vấn đề mở bài bằng vè, ca dao, tục ngữ, bài thơ bài hát sao cho hiệu quả.

Thứ nhất, đề cập về các yếu tố giáo dục hiện nay. Chúng ta đều biết rằng ngoài hệ thống tri thức mang tính khoa học được thể hiện trong sách giáo khoa, các tài liệu khác, tri thức bộ môn còn được thể hiện rất nhiều ở hệ thống kinh nghiệm mà cha ông chúng ta qua các thế hệ đã đúc kết qua kho tàng ca dao, tục ngữ, thành ngữ...Thế nhưng trên thực tế việc vận dụng hệ thống kinh nghiệm này trong dạy và học bộ môn còn ít được quan tâm. Vì thế khi học sinh tiếp xúc với những vấn đề mang tính thực tế học sinh thường gặp khó khăn trong việc giải thích, liên hệ và đặc biệt, mức độ hứng thú đối với bộ môn là không cao. Về mặt khoa học,giáo viên chúng ta ai cũng biết rằng tất cả các môn học trong nhà trường ít nhiều đều liên quan với nhau, cùng hổ trợ nhau trong việc phát triển kiến thức, kĩ năng cho học sinh. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục đang hướng tới việc đào tạo ra những con người toàn diện, hiểu biết về nhiều mặt do đó việc khai thác mối liên hệ giữa các bộ môn càng cần phải được phát huy. Cần nhắc lại rằng sinh học không chỉ liên quan mật thiết với các bộ môn thuộc khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hóa... Mà còn gắn bó với các bộ môn thuộc khoa học xã hội như Văn, Giáo dục công dân...Vấn đề đặt ra là chúng ta cần khai thác mối liên hệ đó như thế nào, đảm bảo tính tích hợp trong quá trình dạy học ra làm sao để nâng cao hiệu quả của từng tiết dạy. Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, nếu giáo viên biết kết hợp giữa kiến thức bộ môn với những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ thì bài học sẽ hay hơn, sinh động hơn rất nhiều. Lý do giải thích cho vấn đề này đó là những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ...

Thứ hai: Đưa ra các ví dụ đồng thời phân tích

Ví dụ 1:  Bài 4  : VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

   GV:  Phân bón có vai trò quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Ông, cha ta cũng đã đúc kết qua  tục ngữ sau:

“ Không lân, không vôi thì thôi trồng lạc”

   GV: Vì sao người ta lại nói không có lân, không có vôi thì thôi trồng lạc?

* Ví dụ 2:  bài 5+ Bài 6:

 DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT

GV: Đưa ra tình huống khởi động bằng câu ca dao

   Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

  Hễ nghe tiếng sấm  phất cờ mà lên”

Ví dụ 6:   Bài 31: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT

   Sau khi tìm hiểu tập tính bẩm sinh, tập tính học được . GV đưa ra câu ca dao:

   “ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa.

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”

Ví dụ 8:  Bài 41: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở THỰC VẬT

    Sau khi tìm hiểu các phương pháp nhân giống vô tính, GV đưa ra câu ca dao:

                 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

     Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng

   GV: Em hãy cho biết nghĩa bóng của câu ca dao trên?

HS: Khi sử dụng thành quả hôm nay cần biết ơn những người đã tạo ra nó.

Ví dụ 13 Bài 27: cảm ứng của động vật( tiết 2)

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà ”

         (Trích Tràng Giang – Huy Cận)

Một số hình ảnh trong buổi hội thảo

Tổ Hóa sinh trường THPT Nguyễn Thiện Thuật

 

Bài tin liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin đọc nhiều