CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ TRƯỜNG THPT NGUYỄN THIỆN THUÂT CỦA HỌC SINH KHỐI 10 VÀ KHỐI 11 2018 - 2019

ĐỊA ĐIỂM

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khu di tích Bạch Đằng và Văn miếu Mao Điền

CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN THIỆN THUÂT

  1. ĐỊA ĐIỂM

Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Khu di tích Bạch Đằng và Văn miếu Mao Điền

  1. MỤC ĐÍCH

Học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo được coi là chìa khóa thực hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường.

Thông qua các hoạt động thực hành, những việc làm cụ thể, học sinh sẽ phát huy vai trò cụ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em được tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động từ thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả.

Bên cạnh đó, các em còn được bày tỏ quan điểm ý tưởng và lựa chọn ý tưởng của chính mình. Do vậy mà các em thật sự hào hứng và rất tích cực khi được học tập dưới dạng hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

  1. KẾ HOẠCH CỤ THỂ

Tuần 17

Đăng kí vai trò

trải nghiệm

+ Phóng viên

+ Hướng dẫn viên du lịch

+ Người quản lí di tích

+ Lãnh đạo địa phương

….

────

Tuần 18

Thiết kế sản phẩm theo vai trò đã đăng kí

+ Poster

+ Infographics

+ Brochure

+ Banner

+ Sách tham khảo

────

Tuần 19

Báo cáo sản phẩm của học sinh

────

Tuần 20

Trải nghiệm thực tế tại Khu di tích Bạch Đằng và đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

────

Tuần 21 : VIẾT BÀI THU HOẠCH

  1. MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH
  1. POSTER

  1. BROCHURE

3. INFORAPHICS

 
  1. BÀI THU HOẠCH SAU TRẢI NGHIỆM

                       

         Hoạt động trải nghiệm là con đường để học tập thực sự gắn liền với thực tiễn, vừa học kiến thức vừa được rèn luyện và phát triển các kĩ năng, trong đó có các kĩ năng tự học.Vì vậy tuần trước chúng em đã có một buổi đi học tập trải nghiệm tại ba khu di tích nổi tiếng đó chính là : Khu di tích trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm , khu di tích Bạch Đằng Giang và văn miếu Mao Điền . Chính bởi ý nghĩa vô cùng lớn lao đó mà chuyến đi học tập thực tế lần này khiến học sinh vô cùng hào hứng. Xe khởi hành từ 6h sáng, trên đường đi, các chúng em  được các anh chị hướng dẫn viên trẻ trung, nhiệt tình của công ty du lịch Ánh Dương giới thiệu về khu di tích, chơi các trò chơi trên xe.

          9h sáng, học sinh có mặt tại khu di tích, điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là Khu di tích  trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là nơi trưng bài danh nhân văn hóa lỗi lạc của nước nhà. Di tích Trạng Trình cũng là nơi trưng bày khá đầy đủ hiện vật về thân thế và sự nghiệp trong suốt cuộc đời của ông. Khu di tích Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Tp. Hải Phòng. Bước qua cổng Tam Quan là đền thờ với ba gian tiền đường và hai gian hậu cung được lập từ nền nhà cũ của Trạng Trình. Cây đa cổ thụ thân to mấy người ôm không xuể, rễ buông mành xuống sân. Dạo bước trong khu di tích thả hồn vào không gian làng quê yên tĩnh giản dị. Đây quả thật là một nơi rất yên bình . Điểm nhấn của khu di tích là căn nhà được lợp bằng cói mô tả Bạch Vân Am trước đây. Khoảnh sân nhỏ cũng là lát cắt trong quãng đời của Bạch Vân cư sĩ từ sau khi cáo quan về ở ẩn. Ngoài ra khu di tích đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có nhà trưng bày. Nơi đây lưu giữ bút tích, những kiệt tác văn học qua những bản in cổ.Sau khi được tham quan nơi đây , đoàn xe tiếp tục lên xe di chuyển  tới địa điểm tiếp theo. Đó chính là Khu di tích Bạch Đằng Giang

                  Khu di tích Bạch Đằng Giang - quần thể di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng nổi tiếng của Thành phố Cảng. Trên cửa sông Bạch Đằng đã gắn liền với 3 trận thủy chiến nổi tiếng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta (năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán; năm 981 Lê Hoàn đánh tan quân Tống và năm 1288 Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đánh tan quân Nguyên Mông). Tại đây có ngôi miếu cổ thờ các vong linh tử sĩ chiến đấu, hy sinh trên sông Bạch Đằng. Sau đó, được doanh nghiệp và các nhà hảo tâm nâng cấp, tôn tạo. Tiếp đến là Khu vực nhà khách khang trang, rộng rãi với sức chứa 1.000 người, có nước uống miễn phí; khu vực vệ sinh sạch sẽ, có nhân viên dọn dẹp thường xuyên. Khu vực bãi gửi xe rộng có người trông coi miễn phí. Ngoài bến sông Bạch Đằng có thêm con đường rộng thênh thang, dẫn lối tới những cầu đá nổi, được chạm khắc tinh xảo, phía dưới là bãi cọc, tái tạo chứng tích lịch sử ấn tượng một thuở non sông vang dội. Khu di tích Bạch Đẳng Giang là một điểm sáng trong công tác quản lý di tích và lễ hội. Tại di tích này, việc duy trì các hoạt động như: trông xe, dọn dẹp vệ sinh đều do người dân tự nguyện tham gia, như một hình thức công đức cho khu di tích.Khu di tích rất đặc biệt ở điểm tôn chỉ “3 không”: không mất tiền, không rác thải, không hàng quán Vì thế khi đến đây thăm quan mọi người cảm nhận được sự thanh tịnh, trang nghiêm và trật tự...

                Sau bữa cơm trưa đoàn tiếp tục hành trình về văn miếu Mao Điền. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác. Chúng em được thoải mái tham quan tìm hiểu trong khoảng nửa tiếng sau đó tập trung tại sân để tham gia chơi Team building. Mục đích của trò chơi chính là gắn kết những bạn học sinh với nhau, giáo viên và học sinh có thể gần gũi với nhau hơn. Sau gần một tiếng tham gia , chúng em di chuẩn bị lên xe để về trường. Có chút gì đó nuối tiếc nhưng đây sẽ là một kỉ niệm khó quên đối với thầy và trò của trường THPT Nguyễn Thiện Thuật. Chuyến đi trải nghiệm thực tế đã mang lại nhiều bài học bổ ích đối với các bạn học sinh. Là cơ hội để trau dồi vốn kiến thức, tri thức mới mà sách vở chưa đề cập đến. Chuyến đi đã giúp các bạn học sinh hiểu hơn về những gía trị lịch sử văn hóa của các công trình kiến trúc mà ông cha ta đã gây dựng lên cũng như công tác quản lí, bảo tồn và phát huy những di tích đó cho các thế hệ sau này.

(Bài viết của em Hàn Hoa Thủy Tiên – Lớp 10A8)

Tác giả: Bài viết của em Hàn Hoa Thủy Tiên – Lớp 10A8
Bài tin liên quan
Tin tức
Tin tức
Tin đọc nhiều