BÀI TUYÊN TRUYỀN LUẬT AN NINH MẠNG

Hưởng ứng ngày pháp luật Việt Nam, Trường THPT Nguyễn Thiện Thuật tổ chức tuyên truyền pháp luật về Luật an ninh mạng cho Cán bộ giáo viên nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của Luật An ninh mạng. Giúp học sinh hiểu được mức độ nguy hiểm của loại tội phạm mạng. Từ đó, điều chỉnh hành vi, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cộng đồng.

Tính đến tháng 01/2021, Việt Nam có 68/96 triệu người dùng internet , chiếm 70,3% dân số tăng 6,2 triệu người so với 2019. Việt Nam xếp thứ 7 với 58 triệu người dùng Facebook. Lượng người dùng Facebook tăng 9 lần so với tốc độ tăng dân số. 60% số vụ lừa đảo trên mạng xã hội bằng tài khoản facebook. 420.000 tài khoản facebook ở VN bị rò rỉ thông tin. (Tỷ lệ phụ nữ dùng facebook so với nam là 1,28:1).

VD: Trung bình 6 đám cưới thì có  1 đám cưới mà 2 vợ chồng đến với nhau nhờ internet.

- Theo thống kê năm 2021, Việt Nam có khoảng 24,7 triệu trẻ em. 2/3 trẻ em có thể tiếp cận thiết bị kết nối Internet, 43,4% có thời gian sử dụng trung bình từ 1-3 tiếng/ngày.

- Chỉ có 11% trẻ em học internet từ nhà trường, 17% học từ bạn bè, 2% học từ cha mẹ, trong khi có đến 68% là các em tự học cách dùng internet.

- Thực tế, môi trường Internet mang lại nhiều lợi ích, cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn nhiều cạm bẫy khó lường với nhóm đối tượng chưa có đầy đủ nhận thức và kỹ năng để tự bảo vệ bản thân.

LỢI ÍCH CỦA INTERNET ĐỐI VỚI TRẺ EM

Giới thiệu bản thân.

Bày tỏ quan điểm.

Tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kỹ năng…

Giúp vận động trí não, lạc quan hơn khi tiếp cận thông tin tốt.

Tiếp cận thông tin đa chiều.

Học tập, tham gia các cuộc thi trên mạng.

Phát triển năng khiếu, kỹ năng bản thân.

Giải trí, thư giãn.

MẶT TRÁI CỦA INTERNET VÀ MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI TRẺ

Giảm sự tương tác trực tiếp.

Ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ gia đình, xã hội .

Lãng phí thời gian, xao nhãng việc học tập và gây nghiện.

Bạo lực ngôn ngữ (trẻ tự do sử dụng ngôn ngữ trên mạng xã hội nếu không có sự kiểm soát  thường xuyên của người lớn).

Ảnh hưởng đến sức khỏe (Mất ngủ kéo dài, giảm tập trung, xao nhãng học hành

Không trung thực và bạo lực trên mạng xã hội.

Tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin không chính thống, sai lệch gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ.

Mạng xã hội và những lệch chuẩn về “thần tượng”.

Nguy cơ nảy sinh tình cảm nam nữ dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.

Hay so sánh bản thân với người khác dễ dẫn tới nguy cơ bị trầm cảm.

Thiếu riêng tư, thông tin cá nhân của trẻ bị lợi dụng vào mục đích xấu.

Bắt nạt trẻ em trên mạng.

BẮT NẠT TRẺ EM
TRÊN MẠNG (TRỰC TUYẾN)

Bắt nạt trực tuyến là gì?

Là hành động sử dụng công nghệ kỹ thuật số để làm tổn hại hoặc quấy rầy người khác có chủ ý như đe dọa, xâm hại, làm nhục, làm mất mặt/xấu hổ hoặc tra tấn bằng tinh thần.

Bắt nạt trên mạng có thể xảy ra mọi lúc 24h/ngày, 7 ngày/tuần và ở mọi nơi.

Các hành vi bắt nạt trực tuyến:

- Lấy trộm thông tin cá nhân rồi lẻn vào tài khoản của họ để phá hoại hoặc gửi những thông điệp gây hại.

- Lấy những bức hình, clip riêng tư để lan truyền qua Internet và mạng xã hội

- Nhắn tin gợi dục (mà không có sự đồng thuận) hoặc lưu hành những hình ảnh, tin nhắn khêu gợi tình dục

- Phát tán những tin đồn nhảm, có tính chất xúc phạm và làm nhục qua mạng.

Gửi các bình luận đe dọa, gây tổn thương thông qua email hoặc tin nhắn;

Gửi những tin nhắn đe dọa, gây tổn thương hoặc đe dọa đưa lên mạng xã hội, các trang Web

Gửi thông điệp có thông tin xấu đến Email, Nickname hoặc điện thoại di động.

- Chế nhạo người khác trong các nhóm diễn đàn.

- Kích động, ép buộc trẻ phải làm những việc đã tuyên bố.

- Phát tán những clip từ bị bắt nạt trực tiếp lên mạng.

- Mạo danh để làm tổn thương người khác.

- Đưa lên mạng những hình ảnh nhạy cảm của nhau, thông tin bí mật cá nhân dẫn đến tổn hại danh dự của các em khác.

- Đặc biệt có nhiều vụ các em yêu đương, quan hệ tình dục và quay Clip, sau đó dùng Clip nhạy cảm để đe da, đòi hỏi, cưỡng ép...thậm chí tống tiền, để lại những hậu quả  rất đau lòng.

Đối tượng đi bắt nạt trực tuyến

- Là bất kỳ ai, đàn ông, đàn bà; giàu nghèo, làm bất cứ nghề gì và ở nhiều độ tuổi

- Đối tượng là người quen của trẻ chiếm tỷ lệ cao.

- Là bạn học cùng lớp, cùng trường, bạn chơi trong các nhóm.

Những ảnh hưởng đối với trẻ khi bị bắt nạt trên mạng

  • Bắt nạt qua mạng thường để lại nhiều hậu quả nặng nề, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên.
  • Nó có thể dẫn tới rối loạn lo âu, rối loạn trầm cảm, tự làm đau bản thân và thậm chí tự tử. Xu hướng tự tử lớn hơn từ 2 đến 9 lần với trẻ em khác.
  • Nạn nhân thường thiếu tự tin và tổn thương sự tự trọng nặng nề, có cảm giác sợ hãi, buồn bã, tức giận nhiều hơn sau khi bị bắt nạt.
  • Chưa kể, một khi đã xuất hiện trên mạng thì những nội dung như vậy thường lưu lại rất lâu sau đó và rất khó để thoát khỏi nó. Nỗi đau gây ra bởi bắt nạt qua mạng là rất lớn và không thể lường trước được.
  • Đối với giáo dục thì học sinh bị bắt nạt có nguy cơ nghỉ học cao hơn gấp hai lần so với những học sinh khác.
  • Những đứa trẻ bị bắt nạt đạt điểm thấp hơn trong các bài kiểm tra toán và tập đọc và càng thường xuyên bị bắt nạt thì điểm số của các em càng kém.

BẢO VỆ TRẺ EM TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG

- Ngày 01/6/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 830/QĐ-TTg Phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”. Lần đầu Việt Nam có chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.

- Thực hiện Quyết định 830 của Chính phủ, ngày 13/6/2022 UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch số 114/KH-UBND về triển khai thực hiện Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”.

Định hướng cho trẻ biết, hiểu rõ mục đích khi lên mạng Internet

Kết nối bạn bè.

Khai thác, tìm kiếm, tiếp cận thông tin, chia sẻ tài liệu, giải trí, nghiên cứu, trau dồi kiến thức, kỹ năng.

- Tham gia các cuộc thi trên mạng…

- Giải trí (nghe nhạc, chơi trò chơi, xem phim, chia sẻ các bức ảnh ghi lại những trải nghiệm cá nhân; xem video mọi nơi trên thế giới…)

Giúp trẻ hiểu được nguy cơ đối với trẻ em trên Internet

- Xâm hại (khi hình ảnh trẻ em bị xâm hại và bóc lột được ghi, quay, chụp lại và phát tán hoặc Livestream).

- Nội dung không phù hợp (bạo lực, nhạy cảm, xúi giục.

- Tác động của thương mại điện tử (quảng cáo, xem phim có vấn đề nhạy cảm, bạo lực…).

- Tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin không chính thống, sai lệch gây ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của trẻ.

- Trẻ dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, kích động tham gia các nhóm kín để lừa đảo hoặc có các hành vi bạo lực thậm chí tự tử.

- Nghiện Internet/trò chơi trực tuyến.

Nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe khi sử dụng MXH quá mức.

- Dễ bị xâm hại tình dục hoặc trở thành tội phạm.

Hướng dẫn kỹ năng, nguyên tắc cơ bản khi sử dụng Internet

- Cẩn thận khi mỗi lần kích chuột bởi có thể sẽ là nạn nhân.

- Bảo mật thông tin cá nhân: Không tiết lộ quá nhiều thông tin cá nhân; Không chia sẻ thông tin cá nhân cho người lạ hoặc hình ảnh của bạn cho bất kỳ ai.

- Không để lộ địa chỉ nhà là cách giữ an toàn cho cá nhân.

- Không để lộ mật khẩu tài khoản mạng cho bất kỳ ai (kể cả bạn thân) trừ bố, mẹ.

- Luôn nhớ các tiêu chí cụ thể khi kết bạn online: Chỉ nên chấp nhận kết bạn với người thân quen hoặc người mà mình đã biết rõ; cần kiểm tra người đó đã là người chúng ta đã gặp chưa, hình ảnh có phải là hình ảnh thật không, danh sách bạn chung, kiểm tra trang cá nhân để biết được thông tin của người đó.

- Không tò mò kích vào đường link lạ. Không mở tệp hay đường dẫn (link) được gửi từ người lạ.

- Cẩn thận với những người mới quen trên mạng.

- Không nên cập nhật quá nhiều thông tin 1 ngày.

- Cẩn thận trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ lịch sự. Bình luận và sử dụng ngôn ngữ lịch sự trên mạng xã hội, trận trọng mọi người.

- Không tham gia vào các hoạt động bạo lực ngôn ngữ, bắt nạt trên mạng.

- Không tạo lập nhóm, hội để công kích, nói xấu nhau trên mạng.

- Không đăng tải, chia sẻ thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

- Không hùa theo đám đông khi chưa hiểu rõ sự việc hoặc không có căn cứ khẳng định sự việc đó là thật.

- Suy nghĩ trước khi đăng hoặc chia sẻ thông tin trên mạng.

- Không tùy tiện đăng tải hình ảnh của người khác kèm thông tin không đúng sự thật trên mạng xã hội.

- Không tham gia vào các nhóm kích động có yếu tố phạm tội; không sử dụng các phần mềm độc hại.

Hướng dẫn kỹ năng bảo vệ khi bị bắt nạt trên Internet

- Yêu cầu kẻ bắt nạt hãy dừng lại.

- Bảo vệ tài khoản (đổi mật khẩu).

- Lưu lại bằng chứng (chụp màn hình).

- Sử dụng các công cụ kiểm soát, kiểm tra, bỏ qua, chặn và báo cáo (khi gặp các nội dung và đối tượng khiến bạn khó chịu mất an toàn, bạn có thể thoát ra, chặn, báo cáo hoặc hủy kết bạn.

- Hãy nhờ đến người có chuyên môn hoặc nhân viên kĩ thuật để chặn các ứng dụng, nội dung thông tin không phù hợp với trẻ.

- Chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô, bạn bè mà trẻ tin tưởng.

Và hãy nhớ gọi (liên hệ)

 

 

 

Thông qua đây nhằm nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về tầm quan trọng của Luật An ninh mạng và tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm mạng. Từ đó, điều chỉnh hành vi, thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân và cộng đồng.

Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Huyền

Bài tin liên quan
Hoạt động
Tin tức
Tin đọc nhiều